Cần luật hoá quy định về thiết bị an toàn trên ô tô cho trẻ em

Bên cạnh quy định bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô, các chuyên gia cũng đề xuất quy định về chất lượng loại thiết bị này.

Thiết bị an toàn trên xe ô tô giúp giảm đến 60% nguy cơ tử vong cho trẻ

Thiết bị an toàn cho trẻ trên xe ô tô không nguồn gốc tràn lan trên mạng

Tại hội thảo “Thiết bị an toàn trên xe ô tô cho trẻ em tại Việt Nam” vừa diễn ra tại Hà Nội, Ban tổ chức đã công bố những khảo sát, nghiên cứu về thị trường thiết bị an toàn (TBAT) trên xe ô tô cho trẻ em ở Việt Nam.
Bà Bùi Thanh Hường, Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Thiết bị và Sản phẩm an toàn Việt Nam Protec cho biết, hiện tỉ lệ sử dụng TBAT cho trẻ em trên xe ô tô ở Việt Nam rất thấp, chỉ đạt 1,3%. Khảo sát tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng cho thấy con số này lần lượt là 2,6%; 1,1% và 0%.

Kết quả khảo sát về tình trạng sẵn có và giá bán các sản phẩm TBAT cho thấy hiện nay có tổng cộng 10 nhãn hàng TBAT với 47 sản phẩm tại thị trường Việt Nam, trong đó có 10 hãng có trang web và nhà phân phối chính thức, còn lại một số mặt hàng không có nguồn gốc xuất xứ được bán nhiều trên các trang thương mại điện tử.

Trên tổng số 10 nhãn hàng có mặt trên thị trường Việt Nam, các mặt hàng chủ yếu đến từ Mỹ, Italia, Nhật, Anh, Hàn Quốc, Đức theo hình thức nhập khẩu nguyên chiếc, tuy nhiên hàng chủ yếu được sản xuất tại Trung Quốc. Phong phú nhất là nhãn hàng từ Hàn Quốc với 10 sản phẩm khác nhau.

Các nhãn hàng bao gồm nhiều sản phẩm dành cho các đối tượng từ 0-54,5kg nhưng phổ biến nhất là dành cho đối tượng từ 0-36kg. Giá trung bình cho các sản phẩm là 5.542.000 đồng, rẻ nhất là 1.385.000 đồng đến từ Mỹ và đắt nhất là 13.990.000 đồng của Italia.

Ngoài ra, phân theo kiểu loại, tại thị trường Việt Nam chủ yếu có 3 loại ghế bao gồm ghế nôi sơ sinh, ghế ngồi quay trước, ghế nâng kết hợp. Không có sản phẩm chính hãng đạt tiêu chuẩn nào dưới 1 triệu đồng và có 51,1% số sản phẩm trên 5 triệu, còn lại là sản phẩm từ 1-5 triệu.

Các loại ghế nôi cho trẻ sơ sinh có giá trung bình khoảng 3.491.000 đồng và ghế ngồi quay về phía lái xe, không xoay được có giá trung bình là 4.620.000 đồng. Cao nhất là ghế nâng kết hợp, có nhiều loại nhất trên thị trường và giá thành trung bình là 6.257.000 đồng.

Ngoài ra, còn có sản phẩm đệm nâng không lưng tựa hỗ trợ thắt dây an toàn cho trẻ lớn (Booster) giá từ 250.000 – 500.000 đồng, tuy nhiên sản phẩm này không đạt tiêu chuẩn về ghế ngồi ô tô.

Ngoài các sản phẩm chính hãng, trên các sàn thương mại điện tử còn có các sản phẩm không rõ hãng sản xuất đến từ các nước Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông có giá thành rất rẻ, chỉ từ 139.000 – 449.000 đồng.

Một số nhà phân phối cũng đưa sản phẩm từ Nhật Bản lên trang thương mại điện tử, giá sản phẩm có thể lên đến 2,1 triệu đồng. Các sản phẩm được mô tả là đai an toàn/ghế ngồi an toàn cho trẻ em, giúp cố định trẻ trong xe ô tô nhưng không có tiêu chuẩn kĩ thuật hay móc ISOFIX mà được móc vào ghế ô tô không chắc chắn, không được gọi là TBAT chuyên dụng.
Đề xuất quy định về chất lượng thiết bị an toàn cho trẻ em trên xe ô tô

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Y tế Công cộng nhấn mạnh: tại Việt Nam chưa có quy định pháp luật về thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô.

Pháp luật hiện hành cũng chưa có một quy định cụ thể nào về việc trẻ em ngồi ghế phụ phía trước thậm chí là ngồi cùng ghế lái.

Từ đây, các chuyên gia đề xuất cần luật hoá quy định về thiết bị an toàn trên ô tô cho trẻ em tại Việt Nam và phải có quy định cụ thể về chiều cao và tuổi của trẻ em là dưới 10 tuổi hoặc dưới 135cm theo khuyến nghị, đặc biệt trong bối cảnh xu hướng chuyển sang sử dụng ô tô tăng nhanh tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, các chuyên gia, nhà sản xuất TBAT cũng bày tỏ băn khoăn về những sản phẩm TBAT không có tiêu chuẩn kỹ thuật đang bày bán tràn lan trên các trang thương mại điện tử (tiếp cận số lượng rất lớn khách hàng là người trẻ).

Từ đó, đặt ra vấn đề kiểm soát chất lượng các sản phẩm TBAT trên thị trường, nâng cao nhận thức và nhận diện các sảnn phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Và đề xuất cơ quan quản lý cần tăng cường truyền thông, giới thiệu TBAT là thiết bị rất cần thiết để bảo vệ trẻ em trên ô tô. Cùng với đó nghiên cứu để đưa ra quy định, tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm phù hợp với Việt Nam.

Yến Chi

Tin tức

Tin tức

Lễ ra quân Năm An toàn giao thông 2024

Sáng 9/1/2024, tại Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp UBND thành phố Hà Nội, Ban ATGT thành phố Hà Nội long trọng tổ chức Lễ ra quân Năm An toàn giao thông 2024. Theo Kế …

Làm gì để tránh nguy hiểm khi lái xe mùa mưa ở địa hình hỗn hợp phức tạp?

Miền Bắc khi vào những chuỗi ngày mưa kéo dài, lái xe trên đường đèo dốc và địa hình hỗn hợp phức tạp cần tuân thủ những nguyên tắc để đảm bảo an toàn cho người và xe. Không vượt ngầm tràn Ngầm tràn là các dòng nước chảy theo sườn núi cắt ngang qua …

Mạnh tay xử lý thanh thiếu niên vi phạm giao thông, ngăn ngừa tai nạn

Thành phố Thanh Hóa là trung tâm hành chính quan trọng của tỉnh Thanh Hóa, mật độ phương tiện tham gia giao thông lớn. Đặc biệt, đối với thanh thiếu niên, học sinh vi phạm giao thông phổ biến, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra TNGT. Từ 1 vụ TNGT… Tối 12/11/2023, tại ngã ba …

“Giảm tốc độ – Trường học an toàn”: Thông điệp bảo vệ trẻ em trước tình trạng TNGT ngày một tăng

Sau 5 năm triển khai, dự án “Giảm tốc độ – Trường học an toàn” đã trở thành thông điệp bảo vệ trẻ em toàn cầu trước tình trạng TNGT ngày một gia tăng. “Lá chắn” an toàn cho học sinh Từ tháng 4/2018 đến tháng 10/2023 tại 32 trường tiểu học, trung học cơ …

Bước ngoặt cuộc đời sau phút bất cẩn trên đường

Một giây bất cẩn của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có thể để lại hậu quả nặng nề cho người đi đường và chính bản thân mình. Một giây bất cẩn, hậu quả nặng nề Đã gần 1 năm trôi qua nhưng người dân Nghệ An vẫn chưa hết bàng hoàng …