Xe đầu kéo vi phạm tốc độ hơn 1.200 lần trong một tháng

Theo Sở GTVT Hà Nội, có xe khách, xe tải chỉ chạy khoảng 1.000km nhưng vi phạm tốc độ cả nghìn lần.

Vi phạm tốc độ cả nghìn lần mỗi tháng

Tin từ Sở GTVT Hà Nội, hiện nay các xe kinh doanh vận tải đã được yêu cầu lắp thiết bị GPS để theo dõi, xử lý vi phạm. Tuy nhiên, có trường hợp vi phạm cả nghìn lần trong tháng, nhưng nhiều tháng sau đó mới được xử lý.

Điển hình, trong tháng 8/2023, khai thác từ dữ liệu đường truyền của Cục Đường bộ Việt Nam, Sở GTVT Hà Nội đã phát hiện gần 10 vạn lượt xe vi phạm thông qua thiết bị GPS. Các lỗi phổ biến gồm xe không truyền dữ liệu, tài xế lái xe quá thời gian quy định, chạy quá tốc độ…

Hà Nội lý giải nguyên nhân chậm xử lý xe vi phạm qua GPS - Ảnh 1.

Xe kinh doanh vận tải bị xử lý vi phạm thông qua thiết bị GPS (Ảnh minh họa).

Riêng lỗi vi phạm tốc độ, số liệu thống kê của Sở GTVT Hà Nội cho thấy trong tháng 8 có cả trăm xe vi phạm. Có xe khách, xe tải chỉ chạy khoảng 1.000km nhưng vi phạm tốc độ cả nghìn lần.

Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, cả nước hiện có gần 1 triệu ô tô đăng ký kinh doanh vận tải, trong đó hơn 318.400 xe khách.

Theo quy định của Chính phủ, các xe này đều đã lắp đặt GPS.

Khi hoạt động trên đường, các xe kinh doanh vận tải phải truyền dữ liệu về hệ thống máy chủ của đơn vị cung cấp dịch vụ, đơn vị chủ quản và trung tâm khai thác dữ liệu giám sát hành trình do Cục Đường bộ Việt Nam quản lý, chia sẻ cho các sở GTVT.

Đơn cử, trong tháng 8, xe chở khách theo hình thức hợp đồng có BKS 29B-406.42 của Công ty TNHH Vận tải và Thương mại quốc tế Bình Minh vi phạm tốc độ 132 lần. Xe đầu kéo BKS 37H-040.56 của HTX ô tô Trường Hải vi phạm tốc độ 1.272 lần.

Với các trưởng hợp vi phạm, Sở GTVT Hà Nội đã ra thông báo gửi đến từng doanh nghiệp, cơ quan chủ quản để thu hồi phù hiệu hoạt động trong vòng 1 tháng.

Liên quan đến câu hỏi vì sao xe vi phạm phát hiện trong tháng 8 nhưng đến cuối tháng 10 mới ra thông báo xử lý, đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết, theo Nghị định 10, hằng tháng các sở GTVT tập hợp danh sách xe vi phạm. Tuy nhiên, do số lượng xe kinh doanh vi phạm nhiều. Đường truyền từ máy chủ ở Cục Đường bộ VN bị chậm, gián đoạn nên xe vi phạm tháng này phải qua các tháng sau đó mới có đầy đủ thông tin, dữ liệu.

Đơn cử, hiện đã là tháng 10 nhưng số liệu xe vi phạm qua hệ thống giám sát GPS tại nhiều sở GTVT chưa được cập nhật và công bố. Sở GTVT Hà Nội hiện mới công bố xe vi phạm đến tháng 8.

Thu hồi phù hiệu xe vi phạm tốc độ chưa đủ sức răn đe?

Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, quy định thu hồi phù hiệu không có tính răn đe với doanh nghiệp có xe vi phạm tốc độ.

Nguyên nhân, theo ông Quyền do không quy định thời gian, thời hạn thu hồi nên doanh nghiệp có xe vi phạm có thể chuyển loại hình kinh doanh để xin cấp lại phù hiệu.

Hơn nữa, xe vi phạm tốc độ cũng chỉ bị thu hồi phù hiệu 1-2 tháng. Trường hợp doanh nghiệp, cá nhân có xe vi phạm không nộp phù hiệu cũng chưa có chế tài.

“Tuy có quy định nhưng do chế tài xử lý không nghiêm, không đủ tính răn đe nên mới có tình trạng nhiều xe vi phạm cả nghìn lần trong 1 tháng. Sau đó lại chạy ngoài đường bình thường, thậm chí vẫn xin cấp lại phù hiệu để hoạt động”, ông Quyền nói.

Được biết, Sở GTVT Hà Nội đã đề nghị chuyển danh sách xe vi phạm qua GPS cho cảnh sát giao thông xử phạt nguội. Các xe không nộp phạt thì chuyển sang đăng kiểm từ chối đăng kiểm như đang áp dụng với xe ô tô cá nhân.

Phía Cục Đường bộ Việt Nam, ông Đỗ Công Thủy, Phó trưởng Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái cho biết: Sau các lần cập nhật phần mềm và nâng cấp hệ thống, hiện dữ liệu hệ thống GPS được chia sẻ đến các sở GTVT có thể truy cập hằng ngày, hằng tuần từng xe hoạt động trên đường.

Do vậy, trong công tác quản lý, giám sát các xe kinh doanh vận tải được cấp phép, hiện các sở GTVT không cần phải chờ hết tháng mới vào để tải số liệu xuống mà có thể vào hằng ngày, hằng tuần.

Sau khi có một số vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng do tài xế chạy xe vượt quá tốc độ quy định vừa qua, ông Thủy cho biết thêm, lãnh đạo Cục Đường bộ VN vừa có văn bản yêu cầu các sở GTVT chủ động vào hệ thống mạng GPS hằng ngày để theo dõi, xử lý kịp thời xe vi phạm giao thông.

Cùng với đó, lãnh đạo Cục Đường bộ VN yêu cầu, các sở GTVT rà soát, lập danh sách các xe vi phạm trong tháng 10; Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình theo hướng thường xuyên trong tháng. Thời gian hoàn thành và báo cáo kế hoạch về Cục Đường bộ VN trước ngày 30/11/2023.

Tin tức

Tin tức

Cách nào ngăn tai nạn giao thông vào ban đêm?

Theo Cục Cảnh sát giao thông, đa số các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra vào đêm tối đến rạng sáng. Khung giờ “đen” Khoảng 4h15 sáng 30/11 trên tuyến QL48, đoạn qua xã Nghĩa Tiến, TX Thái Hòa, tỉnh Nghệ An xảy ra vụ va chạm giao thông giữa …

TNGT tăng nóng, Hải Phòng đối thoại trực tuyến tìm giải pháp

Trước thực trạng tai nạn giao thông trên địa bàn gia tăng, đại diện Ban An toàn giao thông TP Hải Phòng vừa có cuộc đối thoại trực tuyến để tìm kiếm giải pháp. Đi tìm nguyên nhân  Đánh giá về nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn thời gian …

Ẩn họa tai nạn trên cao tốc TP. HCM – Trung Lương

Sau hơn bốn năm dừng thu phí, lượng xe cộ lưu thông trên cao tốc TP.HCM – Trung Lương tăng khoảng 30%. Điều này khiến giao thông trên tuyến phức tạp, tiềm ẩn các nguy cơ TNGT. Không người chốt chăn, xe máy vô tư vào cao tốc Theo thống kê, cao tốc TP.HCM – …

Cách nào ngăn tai nạn khi ô tô đổ đèo?

Theo các chuyên gia, đa số các vụ tai nạn xảy ra khi đổ đèo mà tài xế cho rằng xe bị mất phanh là do sử dụng phanh sai quy trình dẫn đến phanh mất tác dụng tạm thời. Liên tiếp tai nạn xe khách, xe tải khi đổ đèo Khoảng 12h30 ngày 16/9, …

Ám ảnh những vụ tai nạn khi “thần cồn” cầm lái

Dù nhiều tháng qua lực lượng CSGT TP. HCM tăng cường kiểm tra nồng độ cồn người tham gia giam thông nhưng những vụ tai nạn chết người vẫn luôn tiềm ẩn, chực chờ. Những vụ TNGT do lái xe có nồng độ cồn thực sự là nỗi ám ảnh. Run rẩy khi kể lại …