Những chuyện “cười ra nước mắt” ghi được ở Lào Cai

Tài xế vi phạm nồng độ cồn ở mức kịch khung bỏ ra ngoài hoặc gọi điện nhờ can thiệp; không thổi nồng độ cồn hoặc cố tình thổi sai cách; một số trường hợp có lời nói và thái độ phản cảm… Đó là những câu chuyện “cười ra nước mắt”mà hằng ngày các CBCS Phòng CSGT Công an tỉnh Lào Cai đang phải đối mặt, trong đợt cao điểm kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông.
Một đêm tháng 9, phóng viên Báo CAND theo chân cán bộ Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) số 6, Phòng CSGT Công an tỉnh Lào Cai tuần tra, kiểm soát, xử lý các vi phạm về trật tự an toàn giao thông, đặc biệt đối với vi phạm về nồng độ cồn…

Chỉ trong thời gian từ 20h30 đến 22h30, chúng tôi đã chứng kiến không ít những tình huống “dở khóc, dở cười” khi các “ma men” gây khó lực lượng CSGT làm nhiệm vụ. Đêm nay, tổ công tác lập chốt kiểm tra tại đường Nguyễn Huệ, TP Lào Cai, điểm giáp ranh với ngã 6-tuyến giao thông huyết mạch của thành phố. 20h30 phút, tổ công tác ra tín hiệu, dừng phương tiện, kiểm tra một chiếc xe ôtô lưu thông từ ngã 6 và trung tâm TP Lào Cai. “Vợ chồng tôi sang nhà ông bà ngoại ăn cơm, có uống một chút bia. Nhà mẹ vợ tôi ở ngay đầu cầu, mong các anh thông cảm…”, người đàn ông trung tuổi tên L.V.T gãi đầu, gãi tai giải thích, sau khi bị dừng phương tiện để kiểm tra.

Những chuyện “cười ra nước mắt” ghi được ở Lào Cai

Khi cán bộ Phòng CSGT Công an tỉnh Lào Cai yêu cầu thổi nồng độ cồn, anh ta lấy lý do vừa ốm dậy, đau ngực, không thổi được hơi dài vào máy đo nồng độ cồn. Khi máy đo sẵn sàng, người này nhiều lần thổi không ra hơi để máy không nhận dữ liệu. Trong tình huống đó, cán bộ Đội CSGT số 6 Công an tỉnh Lào Cai vừa mềm mỏng giải thích; đồng thời cũng cương quyết yêu cầu người đàn ông chấp hành nghiêm các quy định… Sau nửa giờ đồng hồ thuyết phục, người đàn ông cũng buộc phải chấp hành, với nồng độ cồn đo được là 0,371 mg/l khí thở.

Khi được hỏi, anh Hoàng Hồng H (trú tại phường Kim Tân, TP Lào Cai) chia sẻ: Qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi biết rằng Công an tỉnh Lào Cai đang tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông; đặc biệt đối với hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn, ma tuý… Thế nhưng, hôm nay có mấy anh em từ Hà Nội lên, đơn vị tổ chức gặp mặt chẳng nhẽ lại không có chén rượu. Từ lần sau, tôi sẽ chủ động đi xe taxi về nhà.

Trường hợp thứ ba là một thanh niên chừng hơn 30 tuổi, đi cùng với một người bạn. Khi cán bộ Đội 6, Phòng CSGT Công an tỉnh Lào Cai yêu cầu thổi nồng độ cồn, anh ta cùng một người bạn thay phiên nhau gọi điện thoại để nhờ sự “trợ giúp”. Gần nửa giờ đồng hồ, sau nhiều lần lực lượng CSGT mời vào làm việc, người điều khiển phương tiện mới miễn cưỡng ngồi vào bàn làm việc… “Tôi có ký biên bản thì cũng phải sau 7 ngày mới lấy được xe ôtô. Bây giờ tôi đi về nhà, ngày mai lên ký được không”, giọng khê đặc mùi rượu, người đàn ông cất giọng nói. Một lần lữa, cán bộ CSGT tiếp tục giải thích cho người đàn ông các trình tự xử lý theo quy định của pháp luật… Nhưng phải sau gần một giờ đồng hồ, người đàn ông mới đồng ý ký tên vào biên bản xử phạt hành chính.

Đây chỉ là một trong những câu chuyện dở khóc, dở cười; những tình huống “khó đỡ” mà các cán bộ Phòng CSGT Công an tỉnh Lào Cai phải đối mặt thường xuyên kể từ khi triển khai cao điểm xử lý các vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tai nạn giao thông, theo Kế hoạch của Bộ Công an và Giám đốc Công an tỉnh Lào Cai. Trên thực tế, các trường hợp sau khi uống rượu thì có thái độ ứng xử như trên là chuyện thường ngày lực lượng CSGT phải đối mặt. Khi bị xử phạt, không ít người tỏ ra khó chịu nhưng họ không biết rằng, điều này để tốt cho họ. Bởi khi tham gia giao thông nếu có nồng độ cồn thì nguy cơ bị tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào – Phó trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh Lào Cai cho biết.

Ở đây là thành phố, với các huyện vùng cao, đặc biệt khó khăn như Bắc Hà, Simacai thì việc xử lý còn gian nan hơn nhiều. Có trường hợp, một người bị bắt, cả chục người trong dòng họ, gia đình kéo nhau ra hiện trường để xin CSGT không xử phạt. Cùng với nồng độ cồn, tình trạng thanh, thiếu niên có hành vi lạng lách, đánh võng, tụ tập đua xe trái phép… Tại huyện Simacai, khi đoàn công tác lên kiểm tra thì cũng rơi vào cảnh “dở khóc dở cười”. Bố, mẹ các cháu đi làm ăn xa, để lại các con ở nhà không có người trông nom. Mấy đứa trẻ đang ở cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới khi thấy bố mẹ để xe máy ở nhà thì lén lấy xe máy đi trên đường… Các trường hợp vi phạm sau khi bị xử lý đều có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn nên việc xử lý không dễ dàng.

Lào Cai là tỉnh miền núi phía Bắc, địa hình hiểm trở, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn. Hơn nữa, do ảnh hưởng của phong tục tập quán, người dân có thói quen uống bia, rượu trong các ngày hội hè, ma chay, cưới hỏi. Cá biệt, tại một số địa bàn, một số người dân còn có thói quen rủ nhau đi ăn sáng cũng làm vài chén rượu… Để thay đổi một thói quen đã ăn sâu vào nền nếp của người vùng cao trong một thời gian ngắn vốn không dễ dàng.

Tin tức

Tin tức

Đồng Nai: Siết chặt quản lý xe đưa rước học sinh

Hiện nay việc kiểm tra xử lý xe đưa rước học sinh được tăng cường đồng loạt trên toàn tỉnh Đồng Nai, qua đó kịp thời xử lý các sai phạm liên quan. Kiểm soát chặt xe đưa rước học sinh Theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, sau một số sự cố trong …

Bài học sau vụ tai nạn giao thông giữa xe khách và xe container tại Tuyên Quang

Đã hơn 8 tháng trôi qua kể từ vụ TNGT thảm khốc giữa xe khách và xe container tại Km 151, QL2 (Yên Sơn, Tuyên Quang), nhiều người vẫn không khỏi bàng hoàng về hậu quả của vụ tai nạn. Sự cố này cũng là một bài học kinh nghiệm về ý thức và kỹ …

Đề xuất mới: Trừ toàn bộ 12 điểm bằng lái với tài xế vi phạm nồng độ cồn

Đối với xe ô tô, dự thảo lần 4 đề xuất mức trừ 12 điểm giấy phép lái xe đối với tài xế điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt mức kịch khung. Bộ Công an vừa có dự thảo lần 4 Nghị định quy định …

Hải Dương: Ngăn tài xế nghiện lái xe, phòng ngừa tai nạn

Việc lái xe có chất ma túy trong người không những gây nguy hiểm cho tính mạng hành khách, mà còn gây mất ổn định trật tự xã hội, an toàn giao thông. Do đó, lực lượng chức năng đã triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn. Nhiều vụ tai nạn gây hậu quả lớn …

Giải pháp nào ngăn “quái xế” tuổi vị thành niên?

Các chuyên gia cho rằng, để ngăn chặn hiện tượng người chưa đủ tuổi lái xe “đi bão”, đua xe, ngoài xử lý nghiêm hành vi này thì việc giáo dục của chính các bậc cha mẹ các em là điều cưc kỳ quan trọng. Cùng với, các bậc phụ huynh phải hiểu biết pháp …