Cần luật hoá quy định về thiết bị an toàn trên ô tô cho trẻ em

Bên cạnh quy định bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô, các chuyên gia cũng đề xuất quy định về chất lượng loại thiết bị này.

Thiết bị an toàn trên xe ô tô giúp giảm đến 60% nguy cơ tử vong cho trẻ

Thiết bị an toàn cho trẻ trên xe ô tô không nguồn gốc tràn lan trên mạng

Tại hội thảo “Thiết bị an toàn trên xe ô tô cho trẻ em tại Việt Nam” vừa diễn ra tại Hà Nội, Ban tổ chức đã công bố những khảo sát, nghiên cứu về thị trường thiết bị an toàn (TBAT) trên xe ô tô cho trẻ em ở Việt Nam.
Bà Bùi Thanh Hường, Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Thiết bị và Sản phẩm an toàn Việt Nam Protec cho biết, hiện tỉ lệ sử dụng TBAT cho trẻ em trên xe ô tô ở Việt Nam rất thấp, chỉ đạt 1,3%. Khảo sát tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng cho thấy con số này lần lượt là 2,6%; 1,1% và 0%.

Kết quả khảo sát về tình trạng sẵn có và giá bán các sản phẩm TBAT cho thấy hiện nay có tổng cộng 10 nhãn hàng TBAT với 47 sản phẩm tại thị trường Việt Nam, trong đó có 10 hãng có trang web và nhà phân phối chính thức, còn lại một số mặt hàng không có nguồn gốc xuất xứ được bán nhiều trên các trang thương mại điện tử.

Trên tổng số 10 nhãn hàng có mặt trên thị trường Việt Nam, các mặt hàng chủ yếu đến từ Mỹ, Italia, Nhật, Anh, Hàn Quốc, Đức theo hình thức nhập khẩu nguyên chiếc, tuy nhiên hàng chủ yếu được sản xuất tại Trung Quốc. Phong phú nhất là nhãn hàng từ Hàn Quốc với 10 sản phẩm khác nhau.

Các nhãn hàng bao gồm nhiều sản phẩm dành cho các đối tượng từ 0-54,5kg nhưng phổ biến nhất là dành cho đối tượng từ 0-36kg. Giá trung bình cho các sản phẩm là 5.542.000 đồng, rẻ nhất là 1.385.000 đồng đến từ Mỹ và đắt nhất là 13.990.000 đồng của Italia.

Ngoài ra, phân theo kiểu loại, tại thị trường Việt Nam chủ yếu có 3 loại ghế bao gồm ghế nôi sơ sinh, ghế ngồi quay trước, ghế nâng kết hợp. Không có sản phẩm chính hãng đạt tiêu chuẩn nào dưới 1 triệu đồng và có 51,1% số sản phẩm trên 5 triệu, còn lại là sản phẩm từ 1-5 triệu.

Các loại ghế nôi cho trẻ sơ sinh có giá trung bình khoảng 3.491.000 đồng và ghế ngồi quay về phía lái xe, không xoay được có giá trung bình là 4.620.000 đồng. Cao nhất là ghế nâng kết hợp, có nhiều loại nhất trên thị trường và giá thành trung bình là 6.257.000 đồng.

Ngoài ra, còn có sản phẩm đệm nâng không lưng tựa hỗ trợ thắt dây an toàn cho trẻ lớn (Booster) giá từ 250.000 – 500.000 đồng, tuy nhiên sản phẩm này không đạt tiêu chuẩn về ghế ngồi ô tô.

Ngoài các sản phẩm chính hãng, trên các sàn thương mại điện tử còn có các sản phẩm không rõ hãng sản xuất đến từ các nước Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông có giá thành rất rẻ, chỉ từ 139.000 – 449.000 đồng.

Một số nhà phân phối cũng đưa sản phẩm từ Nhật Bản lên trang thương mại điện tử, giá sản phẩm có thể lên đến 2,1 triệu đồng. Các sản phẩm được mô tả là đai an toàn/ghế ngồi an toàn cho trẻ em, giúp cố định trẻ trong xe ô tô nhưng không có tiêu chuẩn kĩ thuật hay móc ISOFIX mà được móc vào ghế ô tô không chắc chắn, không được gọi là TBAT chuyên dụng.
Đề xuất quy định về chất lượng thiết bị an toàn cho trẻ em trên xe ô tô

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Y tế Công cộng nhấn mạnh: tại Việt Nam chưa có quy định pháp luật về thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô.

Pháp luật hiện hành cũng chưa có một quy định cụ thể nào về việc trẻ em ngồi ghế phụ phía trước thậm chí là ngồi cùng ghế lái.

Từ đây, các chuyên gia đề xuất cần luật hoá quy định về thiết bị an toàn trên ô tô cho trẻ em tại Việt Nam và phải có quy định cụ thể về chiều cao và tuổi của trẻ em là dưới 10 tuổi hoặc dưới 135cm theo khuyến nghị, đặc biệt trong bối cảnh xu hướng chuyển sang sử dụng ô tô tăng nhanh tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, các chuyên gia, nhà sản xuất TBAT cũng bày tỏ băn khoăn về những sản phẩm TBAT không có tiêu chuẩn kỹ thuật đang bày bán tràn lan trên các trang thương mại điện tử (tiếp cận số lượng rất lớn khách hàng là người trẻ).

Từ đó, đặt ra vấn đề kiểm soát chất lượng các sản phẩm TBAT trên thị trường, nâng cao nhận thức và nhận diện các sảnn phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Và đề xuất cơ quan quản lý cần tăng cường truyền thông, giới thiệu TBAT là thiết bị rất cần thiết để bảo vệ trẻ em trên ô tô. Cùng với đó nghiên cứu để đưa ra quy định, tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm phù hợp với Việt Nam.

Yến Chi

Tin tức

Tin tức

Giám sát chặt thời gian lái xe kinh doanh vận tải, góp phần đảm bảo an toàn

Các chuyên gia cho rằng, để thực hiện có hiệu quả quy định giới hạn thời gian làm việc của tài xế xe kinh doanh vận tải, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Lái xe phải được nghỉ ngơi đầy đủ Đầu năm 2024, liên tiếp hai vụ tài xế xe khách chạy …

Lái xe lưu ý gì khi đi qua vòng xuyến?

Thời gian qua, tại một số nút giao có vòng xuyến trên các tỉnh Miền Trung thường xảy ra tai nạn giữa xe tải và xe máy. Kỹ năng dành cho người đi xe máy để đảm bảo an toàn như thế nào? Liên tục xảy ra tai nạn giữa ô tô tải và xe …

Dẹp nạn xe khách làm loạn trên đường, ngăn tai nạn

Thời gian qua liên tiếp xảy ra các vụ xe khách lạng lách, chèn ép nhau trên đường, xô xát giữa nhân viên của nhiều nhà xe. Nguyên nhân phần lớn là do tranh giành khách, tiềm ẩn rủi ro mất ATGT rất cao. Báo động xe khách vi phạm Ngày 4/11, mạng xã hội …

Cẩn trọng khi lưu thông vào điểm mù của xe container

Nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra do người dân đi vào điểm mù xe container, xe tải. Để hạn chế tình trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra, trong đó hiệu quả nhất là gắn camera tại các vị trí tài xế không thể quan sát. Những cái chết thương tâm …

Đốt rác dọc cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, nguy cơ gây tai nạn thảm khốc

Việc đốt rác hai bên đường tiềm ẩn nguy cơ gây nguy hiểm cho người, phương tiện lưu thông trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Theo báo cáo của Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đơn vị được giao quản lý tuyến …