Đề xuất phạt tiền tài xế sử dụng bằng lái đã bị trừ hết điểm

Bộ Công an đề xuất phạt tiền từ 10-12 triệu đồng đối với tài xế sử dụng giấy phép lái xe đã bị trừ hết điểm.

Phạt nặng hành vi dùng bằng lái đã bị trừ hết điểm 

Bộ Công an đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe (GPLX).

Đề xuất phạt tiền tài xế sử dụng bằng lái đã bị trừ hết điểm- Ảnh 1.

Đề xuất nếu bị trừ hết điểm bằng lái ô tô mà vẫn điều khiển ô tô sẽ bị phạt đến 12 triệu đồng.

Dự thảo Nghị định đề xuất các mức phạt lỗi sử dụng GPLX đã bị trừ hết điểm từ 1/1/2025, như sau:

Phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh dưới 125cm3 hoặc có công suất động cơ điện đến 11kw và các loại xe tương tự xe môtô;

Phạt tiền 4-5 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 125cm3 trở lên hoặc có công suất động cơ điện trên 11kw, xe mô tô ba bánh.

Phạt tiền 10-12 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ.

Dữ liệu về điểm trừ GPLX của người vi phạm sẽ được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành và thông báo cho người bị trừ điểm GPLX biết.

Ngoài ra, GPLX chưa bị trừ hết điểm trong thời hạn 12 tháng từ ngày bị trừ điểm gần nhất thì được phục hồi đủ 12 điểm. Trường hợp GPLX bị trừ hết điểm thì người có GPLX không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo GPLX đó.

Sau thời hạn ít nhất là 6 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, người có GPLX được tham gia kiểm tra nội dung kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định tại khoản 7 Điều 61 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 do lực lượng cảnh sát giao thông tổ chức, có kết quả đạt yêu cầu thì được phục hồi đủ 12 điểm.

Đề xuất phạt tiền tài xế sử dụng bằng lái đã bị trừ hết điểm- Ảnh 2.

Luật sư Quách Thành Lực, Giám đốc Công ty Luật Pháp trị (Đoàn Luật sư TP Hà Nội).

Trao đổi với Báo Giao thông, luật sư Quách Thành Lực, Giám đốc Công ty Luật Pháp trị (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, mức phạt trên bằng với mức phạt người điều khiển phương tiện ô tô, xe máy mà không có GPLX theo Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

“Điều này để có tính răn đe đối với người vi phạm, bởi đã bị trừ hết điểm thì người vi phạm buộc phải trải qua bài thi về lý thuyết và mô phỏng (đối với người lái ô tô), nếu đạt thì mới được phục hồi lại điểm bằng lái xe”, ông Lực nói.

Không phạm lỗi bị trừ 12 điểm thì sẽ không bị “treo” bằng lái

Bộ Công an cũng đã đề xuất gần 190 hành vi, nhóm hành vi vi phạm sẽ bị trừ điểm trên GPLX. Đặc biệt, toàn bộ 12 điểm sẽ bị trừ với những lỗi vi phạm nguy cơ gây mất an toàn cao, như: vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất, lái xe dương tính với ma túy, chạy quá tốc độ trên 35km/h…

Việc trừ điểm GPLX được xem là giải pháp vừa có thể đảm bảo tính răn đe, vừa nâng cao ý thức chấp hành luật của người dân.

“Chúng tôi cũng thực hiện việc tạm giữ, tước GPLX trên ứng dụng VNeID và đã thực hiện rất hiệu quả. Đó cũng là tiền đề để thực hiện việc trừ điểm và quản lý người lái xe trên hệ thống này”, đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền điều tra xử lý tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát giao thông cho biết.

Đề xuất phạt tiền tài xế sử dụng bằng lái đã bị trừ hết điểm- Ảnh 3.

Không phạm lỗi bị trừ 12 điểm thì người điều khiển phương tiện giao thông (ô tô, xe máy) sẽ không bị “treo” bằng lái.

Luật sư Quách Thành Lực cho biết, áp dụng trừ điểm trên GPLX cũng có nghĩa là nếu không vi phạm lỗi bị trừ 12 điểm thì sẽ không bị tước GPLX như hiện nay.

“Ví dụ như hiện nay, người điều khiển ô tô nếu vượt đèn đỏ ngoài bị phạt tiền còn bị tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng, thì nay đề xuất chỉ bị trừ 2 điểm (nếu gây tai nạn bị trừ 3 điểm) cùng với phạt tiền. Những người kiếm sống bằng nghề lái xe vẫn có thể tiếp tục lái mà không bị giữ bằng, nhưng vẫn đủ răn đe, bởi tiếp tục vi phạm thì sẽ bị trừ hết điểm bằng lái, phải thi lại và không được lái xe.

Rõ ràng quy định như vậy vừa đảm bảo tính răn đe, nhưng cũng là lời cảnh báo để họ nâng cao ý thức chấp hành luật khi đi đường”, luật sư Lực phân tích.

Phùng Đô

Tin tức

Tin tức

Bài học sau vụ tai nạn giao thông giữa xe khách và xe container tại Tuyên Quang

Đã hơn 8 tháng trôi qua kể từ vụ TNGT thảm khốc giữa xe khách và xe container tại Km 151, QL2 (Yên Sơn, Tuyên Quang), nhiều người vẫn không khỏi bàng hoàng về hậu quả của vụ tai nạn. Sự cố này cũng là một bài học kinh nghiệm về ý thức và kỹ …

Hải Dương: Ngăn tài xế nghiện lái xe, phòng ngừa tai nạn

Việc lái xe có chất ma túy trong người không những gây nguy hiểm cho tính mạng hành khách, mà còn gây mất ổn định trật tự xã hội, an toàn giao thông. Do đó, lực lượng chức năng đã triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn. Nhiều vụ tai nạn gây hậu quả lớn …

Giải pháp nào ngăn “quái xế” tuổi vị thành niên?

Các chuyên gia cho rằng, để ngăn chặn hiện tượng người chưa đủ tuổi lái xe “đi bão”, đua xe, ngoài xử lý nghiêm hành vi này thì việc giáo dục của chính các bậc cha mẹ các em là điều cưc kỳ quan trọng. Cùng với, các bậc phụ huynh phải hiểu biết pháp …

Lào Cai: Xây dựng văn hóa giao thông từ cơ sở, góp phần giảm thiểu TNGT nghiêm trọng

Việc hình thành văn hóa khi tham gia giao thông đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, thể hiện nâng cao ý thức của người dân trong chấp hành Luật Giao thông đường bộ và từng bước góp phần giảm thiểu những vụ TNGT nghiêm trọng. Hiệu quả tiết học cùng chiến sỹ CSGT …

Mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” ở Hà Tĩnh góp phần đảm bảo ATGT trước cổng trường học

Nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trước các cổng trường học, các cấp chính quyền, lực lượng công an ở Hà Tĩnh đã xây dựng thành công mô hình “Cổng trường ATGT”. Rút kinh nghiệm từ những vụ việc đau lòng Đã có rất nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra …