Nguy cơ mất an toàn giao thông luôn rình rập nơi cổng trường

Giao thông khu vực trường học tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông khi lưu lượng phương tiện lớn, di chuyển tốc độ cao và thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông.

Nguy hiểm rình rập nơi cổng trường

Giờ tan học, tình trạng ùn tắc giao thông diễn ra phổ biến trước cổng trường tại hầu hết các địa phương, không chỉ ở các đô thị. Đáng nói, không ít những trường học nằm ven quốc lộ, tỉnh lộ, nơi mỗi ngày có hàng nghìn phương tiện lưu thông, trong đó, nhiều xe tải di chuyển với tốc độ cao khiến tai nạn giao thông (TNGT) luôn trực chờ.

Thực tế có không ít những vụ tai nạn xảy ra. Điển hình như, khoảng 10h34 ngày 17/3, em Đinh Thị Thu H (học sinh lớp 12A2 Trường THPT Lê Hồng Phong, tỉnh Quảng Bình) tan học trở về nhà trên chiếc xe đạp điện, khi vừa ra khỏi cổng trường được chục mét, bất ngờ bị xe tải lấn làn đâm tử vong.

Giao thông nơi cổng trường học luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Qua trích xuất từ camera an ninh, thời điểm này, dù cổng trường rất đông học sinh nhưng xe tải có dấu hiệu chạy ẩu, không giảm tốc độ, lấn làn gây ra vụ tai nạn.

Trước đó, khoảng 12h30 ngày 8/2, tại Đồng Nai cũng xảy ra vụ TNGT khi tài xế lùi xe đưa đón học sinh BKS 60B-043.93 đã cán tử vong em Q.C (học sinh lớp 3, Trường Tiểu học Hà Huy Giáp) ngay trước cổng trường.

Ông Nguyễn Minh Hiếu, Đại học Giao thông vận tải cho biết, tuy không có số liệu thống kê về tai nạn tại các cổng trường học nhưng thực tế đây là khu vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ATGT bởi môi trường giao thông đông đúc nhưng thiếu phương án tổ chức giao thông, đặc biệt là tình trạng phương tiện đi tốc độ cao qua khu vực này.

Tại hội nghị an toàn giao thông 2023, nhóm chuyên gia bộ môn Đường ô tô – Đường đô thị, Khoa Cầu đường Trường Đại học Xây dựng Hà Nội cho biết, một số nghiên cứu của Úc đã chỉ ra rằng nguy cơ xảy ra TNGT thương vong nghiêm trọng tăng gấp đôi khi chỉ tăng tốc độ 5 km/h trên đường đôi trong đô thị hoặc tăng 10 km/h trên đường cao tốc nông thôn.

Tốc độ phương tiện tăng 5% cũng dẫn đến tăng khoảng 15% số TNGT nghiêm trọng và tăng 22% số vụ TNGT chết người. Tương tự, khi tốc độ trung bình giảm 5%, thường có ít hơn khoảng 15% số vụ TNGT nghiêm trọng và 20% số vụ TNGT chết người.

GS.TS Từ Sỹ Sùa, Trường Đại học GTVT cho biết thêm, phần lớn những người bị xe cơ giới đâm ở tốc độ thấp hơn 30km/h đều sống sót (có 90% cơ hội sống sót). Ở tốc độ đâm 45km/h, cơ hội sống sót giảm xuống dưới 50%. Ở tốc độ đâm 80km/h, người bị đâm gần như không có cơ hội sống sót.

Theo ông Sùa, công tác quản lý tốc độ giao thông tại Việt Nam hiện đang còn một số bất cập. Các khu vực phức tạp về giao thông như trường học, bệnh viện, khu trung tâm thương mại… hiện chưa có quy định thống nhất trong kiểm soát tốc độ.

Giảm tốc độ, bảo vệ trẻ đến trường

Bà Hoàng Na Hương, Phó tổng giám đốc điều hành Quỹ Phòng chống tai nạn thương vong châu Á (AIP) cho biết, tại Việt Nam, hơn 17 triệu trẻ em đi lại từ nhà đến trường từ 2 – 4 lần mỗi ngày. Nhiều trẻ em đi chung đường với xe tải chạy quá tốc độ và không có vỉa hè để đi bộ đến trường. Đáng báo động là tốc độ giao thông xung quanh các trường học thường xuyên vượt quá giới hạn tốc độ của các khu vực trường học được quốc tế khuyến nghị.

Để bảo vệ tính mạng của các học sinh nhỏ tuổi trên hành trình đến trường, từ năm 2018, Quỹ AIP đã phối hợp với Ban ATGT 6 tỉnh trên cả nước triển khai dự án “Giảm tốc độ – Trường học an toàn”, trong đó có Gia Lai.

Thông qua dự án, cơ sở hạ tầng xung quanh các trường học trên địa bàn các tỉnh đã được cải thiện đáng kể về khả năng đi bộ và an toàn cho trẻ đi bộ đến trường thông qua việc bổ sung các vạch giao nhau, vạch sang đường, cải tạo vỉa hè khu vực trường học, gờ giảm tốc, sơn chữ “Đi chậm” trên mặt đường, áp dụng tốc độ quy định tối đa qua khu vực trường học, lắp đặt biển báo quy định tốc độ mới…

UBND tỉnh Gia Lai sau đó đã ban hành quy định chung về đặt biển báo tốc độ tối đa cho phép qua khu vực trường học trên địa bàn TP Pleiku vào các khung giờ cao điểm.

Trong đó, tốc độ tối đa cho phép ở khu vực trường học có đường đôi, có dải phân cách là 40km/h, khu vực đường hai chiều, không có dải phân cách là 30km/h, giảm 20km/h so với trước đây, giúp lái xe giảm tốc độ, xử lý các tình huống đảm bảo an toàn khi qua trường học.

Tại Hà Nội, trong khuôn khổ Dự án sáng kiến Bloomberg Philanthropies vì ATGT đường bộ toàn cầu giai đoạn 2021 – 2025, Sở GTVT Hà Nội dự kiến thí điểm hạn chế tốc độ phương tiện qua cổng cụm trường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm), không vượt quá 30km/h.

Ông Trần Hữu Minh, Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho rằng, ở nhiều quốc gia phát triển, tại các khu vực đông dân, khu vực phức tạp về giao thông, họ quy định tốc độ rất thấp.

Có những quốc gia quy định 50km/h nhưng xu hướng tại các quốc gia phát triển giảm xuống còn 30km/h. Đây là kinh nghiệm tốt mà Việt Nam có thể tham khảo.

Ủng hộ đề xuất giảm tốc độ tại các cổng trường học, TS. Nguyễn Minh Hiếu, Trường Đại học GTVT cho rằng, trước hết cần luật hóa quy định tốc độ 30km/h qua cổng trường học.

Đồng thời, cần phải có chế tài phạt và xử lý kịp thời nghiêm túc. Bên cạnh đó, cần thiết phải tuyên truyền và giải thích rõ ràng để người dân hiểu và tuân thủ.

Đồng tình với đề xuất, TS. Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, những chỗ nào đường tốt, đường đẹp trong thành phố, rộng, thoáng, có thể cho chạy tốc độ 50km/h, còn những đường khác có thể cho chạy tốc độ thấp hơn, 30, 40, thậm chí là 20km/h.

Tuy nhiên, ông Tạo cũng lưu ý, nếu cho phương tiện chạy với tốc độ thấp hơn thì đương nhiên lượng thông hành kém hơn và đồng nghĩa đường sẽ có nguy cơ ùn tắc. Vì thế, nên căn cứ vào những tuyến đường cụ thể để chúng ta quy định tốc độ cụ thể.

Yến Chi

Tin tức

Tin tức

Sạt lở đất đá nghiêm trọng vùi lấp xe ô tô khách 16 chỗ

Vào khoảng 03 giờ 45 phút, ngày 13/7/2024 tại Km 10 + 950, Quốc lộ 34 (đường Hà Giang đi Bao Bằng) thuộc địa phận thôn Tả Mò xã Yên Định, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. Xảy ra 01 vụ sạt lở đất đá nghiêm trọng xuống mặt đường vùi lấp xe ô tô …

Marathon Vì An Toàn Giao Thông – Điện Biên Phủ 2024

Giải diễn ra ngày 14-4-2024, tại TP. Điện Biên Phủ, do UBND tỉnh Điện Biên phối hợp với Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Báo Giao thông tổ chức; Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7-5-1954 / …

Lễ ra quân Năm An toàn giao thông 2024

Sáng 9/1/2024, tại Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp UBND thành phố Hà Nội, Ban ATGT thành phố Hà Nội long trọng tổ chức Lễ ra quân Năm An toàn giao thông 2024. Theo Kế …

Làm gì để tránh nguy hiểm khi lái xe mùa mưa ở địa hình hỗn hợp phức tạp?

Miền Bắc khi vào những chuỗi ngày mưa kéo dài, lái xe trên đường đèo dốc và địa hình hỗn hợp phức tạp cần tuân thủ những nguyên tắc để đảm bảo an toàn cho người và xe. Không vượt ngầm tràn Ngầm tràn là các dòng nước chảy theo sườn núi cắt ngang qua …

Mạnh tay xử lý thanh thiếu niên vi phạm giao thông, ngăn ngừa tai nạn

Thành phố Thanh Hóa là trung tâm hành chính quan trọng của tỉnh Thanh Hóa, mật độ phương tiện tham gia giao thông lớn. Đặc biệt, đối với thanh thiếu niên, học sinh vi phạm giao thông phổ biến, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra TNGT. Từ 1 vụ TNGT… Tối 12/11/2023, tại ngã ba …